Tìm hiểu Nhạc cụ cổ truyền Việt Nam: Đàn Sến - Đàn Mai Hoa

Tìm hiểu Nhạc cụ cổ truyền Việt Nam: Đàn Sến - Đàn Mai Hoa

Khát Vọng Music giới thiệu đến các bạn Đàn Sến hay còn được gọi là Đàn Mai HoaĐàn Sến ( Mai Hoa ) là nhạc khí dây gảy của người Việt. Khả năng diễn tấu của đàn Sến ( Mai Hoa ) rất phong phú, nó thường được dùng để độc tấu, hòa tấu trong dàn nhạc tài tử cải lương rất phổ biến ở miền Nam.

Giới thiệu đàn Sến

Hộp đàn có hình dáng hoa mai hay hoa đào sáu cánh hoặc hình lục giác, đường kính khoảng 28 cm. Mặt đàn và đáy đàn làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc. Thành đàn dày khoảng 6 cm, làm bằng gỗ cứng. Cần đàn dài khoảng 70 cm, trên mặt đàn có 17 phím bấm. Phím đàn được gắn dựa theo thang âm 7 cung chia đều. Đàn có 3 trục gỗ nhưng chỉ dùng 2 trục để lên dây còn 1 để trang trí.

 

Đàn sến còn gọi là đàn mai hoa

 

Đàn Sến có 2 dây bằng tơ se, được lên cách nhau một quãng 4 hoặc quãng 5: Fa – Do1 hoặc Sol – Do1. Đàn Sến luôn được sử dụng trong các Dàn nhạc Sân khấu Tuồng, Đờn Ca Tài Tử, và Cải Lương. Khi diễn tấu nhạc công gẩy đàn bằng miếng gẩy nhựa tạo ra âm sắc trong trẻo, tươi sáng.

 

 

Đàn Mai Hoa ( Meihuaqin [梅花琴] ) của Trung Hoa.

 

Đàn Sến được người Việt bản địa hóa từ cây đàn Mai Hoa (Meihuaqin [梅花琴]) của Trung Hoa để dùng trong các Dàn nhạc Sân khấu Tuồng, Đờn Ca Tài Tử, Cải Lương miền Nam. Tương truyền đàn Mai Hoa du nhập vào Việt Nam do người Triều Châu ở tỉnh Quảng Đông di cư sang Việt Nam.

Đàn Mai Hoa rất thịnh hành ở miền Nam Trung Hoa trong các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hồng Kông và Ma Cao.


Tổng quan và cấu tạo đàn Sến - Đàn Mai Hoa

- Giới thiệu sơ lược: Đàn Sến là nhạc khí khá phổ biến trong Dân tộc Việt, đặc biệt là ở miền Nam.

- Xếp loại: Đàn Sến là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn), một số các nước khác ở Châu Á cũng có. Ðàn Sến được nhập vào Việt Nam và trở thành đàn Việt Nam.

- Hình thức cấu tạo đàn Sến: Đàn Sến dây gảy, có hai dây.

 

 

Cấu tạo đàn sến / đàn mai hoa

Cấu tạo đàn sến / đàn mai hoa

1 - Thùng đàn: hình hoa đào sáu cánh hoặc hình lục giác, đường kính 28 cm.
2 - Mặt đàn: mặt đàn và đáy đàn làm bằng gỗ nhẹ, xốp, để mộc, trên mặt đàn có ngựa đàn để mắc dây. Thành đàn dầy 6cm làm bằng gỗ cứng.
3 - Dọc đàn (cần đàn): dài 70 cm, làm bằng gỗ cứng đàn có 17 phím, phím đàn được gắn dựa theo thang âm 7 cung chia đều của Dân tộc.
4 - Dây đàn: đàn có 2 dây bằng tơ se, nay thay bằng nylông, được lên cách nhau quãng 5 đúng: Sol1 -Rê2
5 - Bộ phận lên dây: có 3 trục gỗ nhưng chỉ sử dụng hai trục để lên dây còn 1 để trang trí. Bộ phận lên dây được cải tiến để dây không bị chùng xuống.
6 - Phím gảy đàn: nghệ nhân gảy đàn bằng miếng nhựa với những ngón gảy, hất, vê…

dansen8

Màu âm, Tầm âm

Màu âm Ðàn Sến trong trẻo, tươi sáng gần với Ðàn Nguyệt nhưng ít ngân vang hơn. Tầm âm Ðàn Sến rộng hơn hai quãng 8. Từ: Sol1 – Si3

dansen9

Ví dụ: (170-2)

dansen10

Ví dụ: (171-3)

dansen11

Ví dụ: (172-4)

dansen12

Ví dụ: (173-5)

dansen13

Ví dụ: (174-15)

dansen14)

Ví dụ: (175-16)

dansen15

Ví dụ: (176-17)

dansen16

Ví dụ: (177-18)

dansen17

Ví dụ: (178-19)

dansen18

Ví dụ: (179-20)

dansen19

Kỹ thuật diễn tấu

Tư thế đàn:

1-Ngồi thấp: xếp chân trên chiếu.
2-Ngồi thẳng trên ghế, đàn được đặt ngang tầm tay.

Kỹ thuật tay trái:

Có ngón láy, ngón luyến, ngón bật, ngón mổ, ngón bịt và đặc biệt là ngón vuốt, ngón nầy thường kết hợp với ngón vê của tay phải, Ðàn Sến có khả năng chạy rất linh hoạt có thể đánh bán âm, 3/4 âm, 1/4 âm.

Kỹ thuật tay mặt:

Ngón phi: nghệ nhân sử dụng miếng gảy bằng tay mặt, hiệu quả của ngón phi gần như ngón ve.

Ngón vê: ngón vê là gảy liên tiếp lên dây đàn, có thể vê bằng miếng gảy hoặc bằng ngón tay và vê trên một dây hoặc hai dây. Ngón vê thể hiện tính chất dồn dập, sôi nổi và có thể vê trên nốt ngân dài hoặc ngắn, giống như kỹ thuật Trémolo của Ðàn Mandoline.

Ví dụ: (181-7)

dansen21

Ngón nhấn: là bấm và ấn mạnh trên dây đàn làm cho tiếng đàn cao lên, có nhiều cách thực hiện ngón nhấn.

Ví dụ: (182-11)

dansen22)

Ngón luyến: tạo cho hai âm nối liền nhau, luyến với nhau nghe mềm mại như tiếng nói với nhiều thanh điệu, tình cảm. Khi đánh ngón nhấn luyến tay phải chỉ gảy một lần, ký hiệu ngón luyến là mũi tên đi vòng lên hay vòng xuống đặt từ nốt nhấn đến nốt được nhấn tới.

Ví dụ: (185-12)

dansen23

Ngón vuốt: ký hiệu ngón vuốt: vuốt không vê dùng 1 gạch nối giữa hai nốt. Vuốt có vê dùng 1 gạch chéo nối giữa hai nốt đồng thời gạch 3 gạch chéo ở nốt nhạc có đuôi, nếu nốt nhạc không có đuôi thì gạch hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt.

Ví dụ: (183-9)

dansen24

Ví dụ: (184-10)

dansen25

Chồng âm – hợp âm: của Ðàn Sến rất thuận lợi, đặc biệt những thế bấm phía dưới cần đàn, Ðàn Sến đảm nhiệm việc đánh các chồng âm, hợp âm chính. Ðàn Sến có phím nên có thể đánh được nhiều kiểu chồng âm, hợp âm, nếu đàn bằng miếng gảy: đánh được cùng một lúc trên các dây cách nhau.

Ví dụ: (186-13)

dansen26

Ví dụ: (187-14)

dansen27

Ví dụ: (188-21)

dansen28

Ví dụ: (189-22)

dansen29)

Vị trí Ðàn Sến trong các Dàn nhạc

Đàn Sến thường được sử dụng trong Dàn nhạc Sân khấu Tuồng, Cải Lương.


Khoá học đàn Sến ( Đàn Mai Hoa )

Khát Vọng Music chiêu sinh thường xuyên khoá học đàn Sến - Đàn Hoa Mai dành cho ai yêu thích bộ môn đàn cổ này. Có nhiều khoá học cho học viên lựa chọn từ cơ bản đến nâng cao và luyện thi.

Khát Vọng Music tự hào là một trong những trung tâm đào tạo nhạc cụ dân tộc uy tín và chất lượng hàng đầu. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về nhạc cụ truyền thống, chúng tôi cam kết mang đến cho học viên những bài học bổ ích và hiệu quả nhất. Giảng viên tại Khát Vọng Music không chỉ có kỹ năng chơi đàn tam xuất sắc mà còn có phương pháp giảng dạy khoa học, giúp học viên nhanh chóng nắm vững kỹ thuật và cảm nhận âm nhạc.

Giảng viên giảng dạy đàn Sến ( đàn Hoa Mai ) tại Khát Vọng Music

 

khoá học guitar phím lõm

 

 

Thạc sĩ Châu Minh Tâm

Thầy Châu Minh Tâm tốt nghiêp thạc sĩ Nghệ Thuật tại Nhạc Viện Thành Phố Hồ Chí Minh
Hiện thầy đang giảng dạy chuyên ngành Đàn Nguyệt và Guitar phím lõm tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh. Thầy bắt đầu giảng dạy tại Khát Vọng Music từ năm 2019.
Thầy Châu Minh Tâm thường xuyên tham gia biểu diễn nhiều chương trình âm nhạc truyền thống trong nước và ngoài nước và đạt được giải thưởng cao

Quyền lợi học viên khi tham gia khoá học

- Được học với giáo trình và phương pháp hiện đại.
- Được đăng ký các giờ học linh động, được bảo lưu, học bù các buổi vắng ( lưu ý: học viên báo trước trung tâm từ 4 tiếng để trung tâm bảo lưu và sắp xếp học bù )
- Được tham gia các buổi biểu diễn hằng năm
- Được ưu đãi khi mua các sản phẩm nhạc cụ tại Khát Vọng Music Center lên đến 15%
- Đặc biệt được tham gia các khóa học nâng cao với học phí không thay đổi.

Học phí khoá học đàn Sến

Tham khảo bảng học phí khoá học Đàn Sến / Đàn Hoa Mai tại đây.


KHÁT VỌNG MUSIC

KHÁT VỌNG MUSIC là nơi đào tạo âm nhạc uy tín tại TPHCM với các bộ môn nhạc cụ hiện đại: Piano, Guitar, Guitar điện, Guitar Bass, Violin, Viola, Organ, Drum, Cajon, Ukulele, Cello, Contrabass, Flute, Electone, Saxophone, Thanh nhạc.

Ngoài âm nhạc phương tây, chúng tôi yêu âm nhạc dân gian và giữ gìn bản sắc Việt Nam qua các bộ môn nhạc cụ dân tộc ( nhạc cụ truyền thống )Đàn Tỳ Bà, Đàn Nguyệt (Đàn Kìm), Đàn Nhị (Đàn Cò), Đàn Bầu, Sáo Trúc, Đàn Tranh, Guitar phím lõm ( Đờn ca tài tử ), Đàn Tam, Đàn Sến.
 

Dạy đàn dân tộc tại quận 12

 

Thế mạnh của Khát Vọng Music: Cùng đội ngũ giảng viên, thạc sĩ tốt nghiệp nhạc viện TPHCM kết hợp với phương pháp học tập hiệu quả, tương tác trực tiếp với giáo viên, ngay khi đánh sai hay nhầm lẫn ở một lỗi, giáo viên sẽ bên cạnh chỉnh sửa nhanh nhất có thể. 
Tìm hiểu đội ngũ Giảng Viên Khát Vọng Music

Ngoài đào tạo Khát Vọng Music có luyện thi các chứng chỉ: ABRSM, LCM, Chứng chỉ nhạc viện TPHCM

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Tư vấn trực tiếp các khoá học: 0977 902 920 ( thầy Duy Linh )
Mail: duylinhorg@gmail.com
Hotline: 093 853 8232
Fanpage: Khát Vọng Music
Website: khatvongmusic.vn
Instagram: Khát Vọng Music School
Youtube: Khát Vọng Music School
Tiktok:
 Khát Vọng Music School

Trung tâm 1: 16A Phạm Văn Đồng, P. Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức ( gần Gigal Mall )
Trung tâm 2: Số 20, đường số 3, khu dân cư Hồng Long, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức
Trung tâm 3: 52 Đường Trương Thị Hoa, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12

 

Đang xem: Tìm hiểu Nhạc cụ cổ truyền Việt Nam: Đàn Sến - Đàn Mai Hoa

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng