Tìm hiểu về Pedal Piano và cách sử dụng Pedal Piano

Tìm hiểu về Pedal Piano và cách sử dụng Pedal Piano

Sử dụng pedal là một trong những công đoạn quan trọng trong việc học đàn piano. Bài viết này, Khát Vọng Music sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng pedal đúng cách để qua đó có thể thể hiện bản nhạc mình thêm sinh động.

 

Pedal là một bộ phận quan trọng của đàn piano, khi bạn đã trải qua quá trình luyện ngón & bắt đầu vào quá trình tập những bản nhạc piano đơn giản. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm về chức năng của pedal cũng như hướng dẫn các bạn mới học đàn piano về cách sử dụng pedal piano đúng cách.

 

đàn piano điện Yamaha CLP-535 giá tốt

 

Piano Yamaha CLP-535 cho người mới học

 

1. Pedal piano là gì ?

Pedal hay thường gọi với cái tên khác là bàn đạp đàn piano và nó là một bộ phận của đàn piano. Các Pedal được tạo ra làm cho âm thanh đàn piano được thay đổi một cách tinh thế, có những nốt cần ngân vang, có những nốt cần hãm lại, giúp cho âm thanh vang lên khi chơi bài nhạc được hoàn thiện hơn. Pedal không chỉ có chức năng làm cho âm thanh tinh tế hơn, vì pedal ra đời sau khi cây đàn piano đã có mặt được một thời gian, nên có ý kiến cho răng pedal có chức năng làm cho cây đàn piano đẹp hơn.

2. Có mấy loại Pedal ?

Hiện nay pedal đàn piano cơ thường có 2 loại phổ biến đó là loại 2 pedal & loại 3 pedal. Tuy nhiên thường phổ biến nhất là loại đàn piano có 3 pedal.

 

dan-piano-2-pedals

 

Đàn piano 2 Pedal

 

dan-piano-3-pedals

 

Đàn piano 3 pedal

3. Chức năng của Pedal ?

Các Pedals được tạo ra làm cho âm thanh đàn Piano được thay đổi một cách tinh tế, có những nốt cần ngân vang, có những nốt cần hãm lại là cho bài nhạc được hoàn thiện hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chức năng của từng loại pedal.

 

CÁCH DÙNG PEDAL PIANO

 

Đàn piano 3 Pedal

 

Pedal đầu tiên năm phía bên phải được gọi là Pedal vang âm (Damper Pedal), đúng như tên gọi của nó, khi giữ pedal này thì âm thanh được tách ra khỏi dây đàn, làm cho dây đàn rung lên một thời gian dài hơn nên âm thanh được ngân vang ngay cả khi tay đã buông ra khỏi bàn phím.

Pedal tiếp theo nằm phía bên trái gọi là pedal giảm âm (Soft Pedal), nhưng pedal này chỉ giảm một nửa khoảng cách giữa đầu búa với dây đàn hoặc dịch chuyển đầu búa một chút sang bên cạnh làm cho đầu búa chỉ gõ vào 1 dây đàn thay cho gõ và 3 dây đàn như bình thường.

Pedal cuối cùng chính là pedal ở giữa (Mute Pedal) là pedal dùng cho chức năng học tập, khi giữ pedal này thì tiếng đàn piano sẽ không còn ngân vang nữa, nó được giảm xuống mức thấp nhất để giảm tiếng ồn, nguyên tắc hoạt động của pedal này là khi giữ pedal, phím chặn âm sẽ được nâng lên làm cho búa gõ chỉ gõ được vào tấm chặn âm, làm cho âm thanh bị hãm lại. Người ta thường dùng pedal này với mục đích học tập hoặc biểu diển cá nhân mà không muốn làm phiền đến người khác.

4. Hướng dẫn cách sử dụng pedal đúng cách

Mỗi người sẽ có một cách dậm Pedal riêng, tùy theo ý đồ chơi đàn của mình. Dậm Pedal thì phổ biến nhất vẫn là dậm Pedal (Damper Pedal) để tiếng đàn liền mạch, không rời rạc khi rải ngón.

 

huong-dan-su-dung-pedal-piano-02

 

Cách sử dụng pedal piano

 

Nguyên tắc chung khi dậm Pedal (Damper Pedal) là dậm ở đầu hợp âm và nhả pedal ra khi chuẩn bị chuyển sang hợp âm mới. Sau đó dậm lại ngay pedal khi vào hợp âm mới. Hoặc đơn giản mường tượng hơn trên các ô nhịp trong khuông nhạc, các bạn có thể dậm pedal ở đầu mỗi ô nhịp và nhả ra ở cuối ô nhịp đó, rồi dậm lại khi ở đầu ô nhịp tiếp theo.

 

CLP-775 giá tốt

 

Piano điện Yamaha CLP-775 giá cực hấp dẫn cho tân binh 

 

5. Những hiểu biết cơ bản về kỹ thuật Pedal

Pedal phải

Trong số 3 pedal của đàn piano hiện đại, Pedal phải được sử dụng phổ biển nhất. Thường thì đây cũng là pedal đầu tiên mà những người chơi piano được học sử dụng. Hiểu một cách đơn giản, pedal này điều khiển độ ngân của âm thanh. Tuy nhiên nếu chỉ hiểu nôm na như vậy, thì sẽ rất hạn chế về kỹ thuật Pedal. Nếu pedal này chỉ đơn thuần để giữ trường độ của các nốt nhạc, thì chỉ có 2 kỹ thuật: Nhấn (dậm) và Thả mà thôi. Dĩ nhiên, trên bản nhạc chỉ ghi chú thời điểm xấp xỉ của Nhấn-Thả, chứ không nói gì đến độ sâu của pedal cũng như tốc độ Nhấn và Thả. (cũng giống như bản nhạc chỉ ghi Đồ-Rê-Mi, nhưng chúng ta phải quyết định xem nên thể hiện ba nốt nhạc đơn thuần ấy như thế nào)

Rất nhiều lỗi về pedal (ví dụ như nhòe hòa âm) sẽ được khắc phục nếu chúng ta hiểu sâu hơn về Pedal phải và những ứng dụng của nó.

Thả pedal

Chiếc pedal này điều khiển damper (van điều tiết?) Khi pedal không được sử dụng (và ngón tay nhấc lên) damper sẽ ngay lập tức rơi xuống dây đàn và khiến dây ngừng rung (dừng âm thanh) – đây chính là kỹ thuật Thả pedal. Tuy nhiên tốc độ Thả pedal ảnh hưởng rất lớn tới cách âm thanh dừng lại. Tốc độ càng nhanh, hiệu ứng càng đột ngột và rõ ràng. Tốc độ càng chậm, hiệu ứng càng giống với sự dừng rung tự nhiên của dây đàn.

Một điểm nữa cần lưu ý là dây mỏng và ngắn (high register – âm vực cao) thì chịu ảnh hưởng mạnh hơn từ việc thả pedal vì cường độ rung nhỏ (dù tần số cao), nhưng dây dày và dài hơn (âm vực thấp) sẽ chịu ảnh hưởng ít hơn. Vì thế nếu thả không khéo, các hợp âm ở âm vực thấp sẽ dễ bị nhòe vào nhau do khoảng cách thả pedal cũ-nhấn pedal mới quá hẹp.

Thả pedal sẽ thay đổi màu sắc vì nó sẽ tách riêng những âm thanh mà ngón tay đang giữ và ngăn những độ rung cộng hưởng khác. Bạn có thể thử bằng cách: A – [Nhấn pedal – đánh một hợp âm ] rồi [tay giữ hợp âm đó – Thả pedal] – B. Ở cách B, bạn sẽ chỉ nghe thấy các nôt tay bạn giữ, nhưng ở cách A, âm thanh của bạn sẽ dày hơn bởi sự rung cộng hưởng của các nốt khác (nhất là các nốt cao hơn trong cùng một hòa âm – overtones)

[B]Nhấn pedal

Khi Pedal được sử dụng, phần damper sẽ được giữ không chạm vào dây, nhờ thế mà dây sẽ tiếp tục được rung cho đến lúc nó tự dừng lại. Có lẽ điều này là điều cần lưu ý nhất trong khi dùng pedal:

Pedal phải KHÔNG kéo dài độ ngân của một nốt, nó NGĂN CHẶN việc độ ngân tự nhiên của nốt đó bị cắt ngắn khi damper rơi xuống.

Khi ta nhấn Pedal sâu nhất có thể, đó chính là lúc các nốt nhạc được ngân thoải mái nhất, tùy thuộc vào lực đánh. Tuy nhiên, vì sự khác biệt về độ dày/mỏng, dài/ngắn của các dây đàn, tác động của pedal sẽ khác nhau. Phần âm vực cao sẽ tạo cảm giác chúng chịu ít ảnh hưởng hơn, vì chúng sẽ ngừng rung tự nhiên rất nhanh. Chính vì thế, đôi khi có những đoạn chạy trên âm vực rất cao (octave, gam, hoặc chromatic) chúng ta có thể dùng pedal sâu thoải mái mà không sợ bị nhòe.

Phần âm vực giữa, và âm vực thấp thì khác. Nễu bạn giữ pedal tối đa và đánh một hợp âm ở Forte trong âm vực thấp – nó sẽ ngân rất lâu! Vì thế chúng ta cần lưu ý đặc biệc về độ sâu của pedal. Pedal càng sâu – damper càng xa dây – thì dây càng rung gần vời độ dài tối đa (tự nhiên) bấy nhiêu.

Dĩ nhiên, chúng ta thưởng phải sử dụng cả âm vực cao lẫn thấp cùng một lúc trong khi đánh đàn, vì thế kỹ thuật nhấn pedal rất phức tạp, và chỉ có thể học bằng cách dùng tai nghe thật chăm chú. Các chỉ dẫn pedal của tác giả chỉ mang tính chất chỉ dẫn và thể hiện ý đồ nghệ thuật, chứ ít khi có thể áp dụng được y hệt và máy móc trong bài biểu diễn.

 

Keyboard / Synthesizers / Workstation chính hãng

 

Trong các kỹ thuật nhấn pedal phải, có thể chia ra làm 3 loại có liên quan đến:

1. Độ sâu của Pedal:

Tùy vào piano, acoustic của phòng hòa nhạc, và tai nghe của mỗi pianist, mà có nhiều phân loại độ sâu khác nhau. Có người dùng sâu hoàn toàn, sâu 1/2, 3/4 và 1/4. Có người dùng đến 12 bậc nông-sâu. Sự tinh tế của pedal sẽ làm thay đổi overtone và màu sắc của âm thanh. Trong một đoạn chạy từ cao xuống thấp của Beethoven chẳng hạn, có pianist sử dụng piano sâu rồi nông dần lên (vì đi xuống âm vực thấp dễ bị nhòe nốt)

2. Thời điểm nhấn (thả) pedal:

Cơ bản chỉ có 3 thời điểm nhấn: Trước khi đánh, Cùng lúc đánh và Sau khi đánh (trước khi thả ngón tay)

Khi dùng pedal trước khi đánh (ví dụ mở đầu một bản nhạc) – việc để các dây được rung thoải mái sẽ tạo ra âm thanh giàu có và mầu sắc ấm hơn (do có nhiều overtone).

Cùng lúc đánh – cách này khá hiếm khi sử dụng, chủ yếu với những đoạn nhạc đòi hỏi việc nhấc tay ngay nhưng nốt vẫn ngân (ví dụ như có dấu staccato dưới dấu luyến legato) hoặc để tạo mầu cho một hợp âm ngắn. Pedal này không thể nối liền các nốt/hợp âm lại với nhau vì bao giờ cũng tạo ra một khoảng trống trước khi nốt+pedal tiếp theo được sử dụng

Sau khi đánh (syncopated, legato hoặc late pedal) – cách này phổ biến nhất – vì nó giúp nối liền các nốt/hợp âm với nhau.

3. Tốc độ nhấn (thả) pedal:

Khi dùng Pedal legato (nhấn sau khi đánh) – tốc độ pedal (giữa thả và nhấn) cần phải được nghe thật kỹ, vì nó ảnh hưởng đến độ nhòe của hòa âm. Để legato được, đòi hỏi các âm thanh phải overlap, nhưng nếu độ nhòe này quá dài, sẽ gây khó chịu và lẫn hòa âm (hay còn gọi là bị “tạp”, bị “bẩn)

Một kỹ thuật phổ biến nữa là việc thay đổi độ sâu của pedal với tốc độ cao (không phải Nhấc-Thả hoàn toàn). Kỹ thuật này thường được sử dụng trong những đoạn nhạc cần duy trì hòa âm chủ đạo (ở bass chẳng hạn) – nhưng nếu dùng pedal quá sâu thì sẽ bị nhòe phần giai điệu – những lúc đó có thể dùng pedal rung (tốc độ rất nhanh).

Hi vọng với nội dung bài viết này sẽ giúp những bạn biết cách chơi pedal đúng cách. 

Nguồn: Sưu tầm

 

Piano điện cho người mới học

 


THÔNG TIN NHÀ CUNG CẤP ĐÀN PIANO KỸ THUẬT SỐ TẠI VIỆT NAM

KHÁT VỌNG MUSIC CENTER là nhà phân phối dòng đàn piano điện chính hãng từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như Yamaha / Kawai / Roland / Korg tại Việt Nam:

 

Tư vấn trực tiếp: 0977 902 920
Fanpage: Khát Vọng Music Center
Website: khatvongmusic.vn
Instagram: @khatvongmusic.vn
YoutubeKhát Vọng Music Center
TiktokKhát Vọng Music Center

 

PIANO ĐỊỆN TẠI QUẬN THỦ ĐỨC

Đang xem: Tìm hiểu về Pedal Piano và cách sử dụng Pedal Piano

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng