KHOÁ HỌC ĐÀN TRANH TẠI THỦ ĐỨC - KHÁT VỌNG MUSIC

KHOÁ HỌC ĐÀN TRANH TẠI THỦ ĐỨC - KHÁT VỌNG MUSIC

Đàn Tranh đã đi vào thi ca Việt Nam như một loại nhạc cụ đẹp và thanh nhã, từ hình thức đến tiếng đàn. Đàn Tranh cùng với những nhạc cụ dân tộc khác đã góp phần xây dựng bức tranh rõ nét về âm nhạc truyền thống Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước.

 

GIỚI THIỆU VỀ ĐÀN TRANH

Đàn Tranh còn được gọi là đàn thập lục, đàn thuộc họ dây, chi gảy, vì có 16 dây nên đàn còn có tên gọi là đàn Thập lục. Ngoài khả năng diễn tấu giai điệu, ngón chơi truyền thống của đàn Tranh là những quãng tám rải hoặc chập và ngón đặc trưng nhất là vuốt trên các dây là ngón á. Đàn Tranh là nhạc khí dùng để độc tấu, hòa tấu, đệm hát, ngâm thơ và được chơi trong nhiều thể loại âm nhạc như các dàn nhạc tài tử, cải lương, chèo, nhã nhạc, dân tộc tổng hợp.

 

cấu tạo đàn tranh

 

Những bộ phận chính của Đàn Tranh

 

cấu tạo đàn tranh


-Thùng đàn: Đàn tranh có dạng hình hộp dài, chiều dài của thân/thân khoảng 100cm, hai đầu to và thuôn nhọn. Phần thân của cây đàn này thường được làm bằng gỗ mun và gỗ trắc.

Đầu lớn hơn có chiều rộng từ 17cm đến 20cm, trong khi đầu nhỏ hơn có chiều rộng từ 12cm đến 15cm. Chính cấu trúc này và các hình dạng chi tiết khác đã tạo nên sự yên tĩnh của đàn tranh.
- Mặt đàn: Đây là bề mặt của một cây cong, không phải là một khối cứng với thân dày khoảng 5 mm. Đỉnh của đàn tranh thường làm bằng cây gỗ sưa hoặc cây tùng. Có ý kiến ​​cho rằng phần đỉnh cong của cây đàn là biểu tượng của bầu trời.

- Đáy đàn: Đáy của cây đàn bằng phẳng, vì vậy bạn có thể dễ dàng đặt nó trên đùi khi cúi xuống và trên một mặt phẳng khác khi bạn ngồi trên ghế, mang lại sự ổn định khi chơi. Đáy của đàn tranh thường được khoét ba lỗ. Trong số đó có một lỗ lớn ở đầu guitar để âm thanh thoát ra và kết nối các dây đàn. Ở đầu nhỏ hơn là một lỗ nhỏ để treo đàn khi không sử dụng và một lỗ hình chữ nhật để dễ dàng di chuyển xuống đáy đàn.

- Cầu đàn: Ở đầu lớn của hộp đàn là một miếng gỗ cong nhô lên gần vòm trên. Phần này được gọi là cầu nối. Cầu có 16 lỗ nhỏ liên tiếp giúp luồn dây và cố định dây không bị xê dịch quá nhiều khi chơi.

- Con nhạn: Nếu quan sát, bạn có thể thấy có 32 vật sắc nhọn hình chữ A, đây là cây cầu còn được gọi là chim én vì nó có hình dạng giống như một chiếc cánh, 32 cây cầu này được sử dụng để treo dây và có thể được di chuyển dọc theo đầu để điều chỉnh cao độ của mỗi dây, ngay cả trong quá trình chơi. Con nhạn thường được làm bằng gỗ, nhựa hoặc xương, ngà voi…

- Dây đàn: Trước đây dây được làm bằng lụa, ngày nay hầu hết các dây được làm bằng kim loại như đồng, sắt và thép không gỉ.

- Trục đàn: Ở đầu nhỏ hơn của đàn tranh là một trục được sử dụng để kéo căng dây hoặc nhân đôi/thả dây để tạo ra các âm khác nhau, nó tạo ra khả năng thay đổi và biến dạng cho đàn tranh.

- Móng gảy đàn: Nó không thuộc cấu trúc của đàn tranh, nhưng nếu không có những thanh đàn này, bạn sẽ khó có thể linh hoạt để tạo ra âm thanh và dây đàn quá mỏng nên bạn sẽ dễ làm xước ngón tay hơn. Khi biểu diễn, nghệ nhân thường dùng móng gảy ở ngón cái, ngón trước và ngón giữa bên phải. Móng gảy thường được làm bằng các vật liệu như kim loại, mai rùa và sừng...

Âm sắc của Đàn Tranh

Tiếng đàn Tranh trong trẻo, sáng sủa nên thường thể hiện tốt những điệu nhạc vui tươi, nhưng cũng có khi u buồn, hùng tráng. Do các dây của đàn được căng rất chắc, đồng thời dây đàn được tạo ra với độ dày rất nhỏ dù là dây dày nhất nên âm thanh của đàn Tranh rất mảnh mai và trong sáng. Ở những nốt cao nhất mà đàn Tranh có thể tạo ra, âm thanh nghe vô cùng réo rắt như tiếng nước chảy và bay bổng như lạc vào chốn thần tiên. Đàn Tranh có một âm vực rất rộng lên đến 3 quãng 8. Điều này là một lợi thế cho Đàn Tranh vì âm vực quá rộng nên có thể diễn đạt nhiều cung bật cảm xúc cũng như kiêm nhiều “chức vụ” khi hòa tấu cùng các nhạc cụ khác.
 

 

Cô Ths Huỳnh Thanh Trúc - Giảng viên bộ môn Đàn Tranh tại Khát Vọng Music


TƯ THẾ VÀ KỸ THUẬT CHƠI ĐÀN TRANH

- Tư thế ngồi đánh đàn: Nên ngồi trên ghế cao vừa phải (hai chân phải chạm đất), hai cánh tay mở ra vừa phải (từ vai xuống khuỷu tay đến bàn tay). Bàn tay phải trong đàn tranh được coi là nơi “đẻ” ra âm thanh, bàn tay trái là nơi “nuôi dưỡng” âm thanh. Do đó, việc nắm vững kỹ thuật bàn tay phải và bàn tay trái là điều quan trọng với người chơi đàn tranh.
- Tư thế chơi đàn: Bàn tay phải nâng lên, ngón tay khum lại, rồi thả lỏng ra, ngón tay đeo nhẫn tì nhẹ lên cầu đàn. Khi đánh các dây đàn cao, cố hạ dần theo chiều cong của cầu đàn, cánh tay hãy hạ khép dần lại. Đánh các dây thấp thì cổ tay tròn lại và hạ dần về phía trước đàn. Ba ngón tay gảy cần thả lỏng, mềm mại, nhẹ nhàng nâng lên rồi hạ xuống gảy vào dây theo chiều cong tự nhiên của bàn tay, tránh móc dây, gãy ngón.

Kỹ thuật tay phải

- Ngón dùng để gảy: Cách chơi truyền thống là dùng 2 ngón gảy. Ngày ngay người chơi thường dùng 3 ngón, một số trường hợp cá biệt dùng 4 – 5 ngón. Cách dùng 3 ngón gẩy gồm ngón cái (ngón 1), trỏ (ngón 2) và giữa (ngón 3) là phổ biến nhất. Cách gảy cơ bản gồm: Liền bậc, cách bậc, gẩy đi xuống và đi lên liền bậc hoặc cách bậc.
- Ngón Á: Là lối gảy phổ biến của đàn Tranh, kỹ thuật gảy ngón á là cách gảy lướt trên hàng dây xen kẽ các câu nhạc, ngón Á hay vào ở phách yếu để chuẩn bị vào một phách mạnh ở đầu hoặc cuối câu nhạc.
 + Á lên: Là kỹ thuật lướt qua hàng dây, kỹ thuật này vuốt bằng ngón 2 hoặc ngón 3 từ 1 âm thấp lên những âm cao.
 + Á xuống: Đây là lối gảy cổ truyền, gảy liền những âm liền bậc từ 1 âm cao xuống những âm thấp, có nghĩa dùng ngón cái tay phải lướt nhanh và đều qua các hàng dây, từ cao xuống thấp.
 + Á vòng: là kỹ thuật được kết hợp từ Á lên và Á xuống, kỹ thuật này thường dùng để mở đầu hoặc kết thúc một câu nhạc. Một số trường hợp, Á vòng được dùng để tả cảnh gió thổi, mưa rơi, sóng nước hoặc dùng ngón Á vòng liên tiếp với nhiều âm.
- Ngón vê: dùng ngón tay phải ngón 2 hoặc kết hợp ngón 1 – 2 – 3, 1 – 3, 1- 2 gảy trên dây liên tục, những ngón khác phải khum tròn lại, cổ tay cần kết hợp với ngón tay đánh xuống và hất lên đều đặn. 
- Song thanh: tức là 2 nốt cùng phát một lúc. Kỹ thuật song thanh truyền thống chỉ dùng quãng 8, hiện nay các nhạc sĩ còn kết hợp dùng những quãng khác.

Kỹ thuật tay trái

- Tư thế tay: Ðầu ba ngón tay giữa đặt trên dây, bàn tay mở tự nhiên, ngón tay hơi khum, hai hoặc ba ngón (trỏ, giữa, áp út) chụm lại, ngón cái và ngón út tách rời, dáng bàn tay vươn về phía trước. Khi rung, nhấn bàn tay sẽ được nâng lên mềm mại, ba ngón chụm lại cùng một lúc chuyển từ dây nọ sang dây kia
- Ngón rung: đây là cách dùng một, hai hoặc ba ngón tay trái rung nhẹ trên sợi dây đàn (bên trái hàng nhạn đàn) lúc tay phải gảy.
- Ngón nhấn: sử dụng để đánh thêm được những âm khác có thể là 1/2 âm, 1/3 âm, 1/4 âm mà hệ thống dây đàn tranh không có. Cách nhấn là dùng ba đầu ngón tay trái nhấn xuống tùy theo yêu cầu của bài (nửa cung nhấn nhẹ, 1 cung nhấn nặng hơn) để điều chỉnh tay nhấn.
- Ngón nhấn luyến: sử dụng các ngón nhấn để luyến hai hay ba âm có độ cao khác nhau, nó sẽ giúp âm thanh nghe mềm mại, uyển chuyển gần với thanh điệu tiếng nói hơn. Có hai loại nhấn luyến:
  + Nhấn luyến lên: là gảy vào một dây để vang lên, tay trái nhấn dần lên dây đó làm âm thanh cao lên hoặc tiếp tục nhấn cho cao lên nữa.
  + Nhấn luyến xuống: phải mượn nốt (ví dụ muốn có âm Fa luyến xuống âm Rê phải mượn dây Rê nhấn mạnh trước rồi mới gảy sau; khi âm Fa ngân lên ngón tay trái nới dần để âm Rê của dây đó vang theo luyến tiếng với âm Fa).
- Độ ngân: Ðánh âm nhấn luyến lên hay nhấn luyến xuống chỉ cần gảy một lần. Ðộ ngân của các âm nhấn luyến sẽ được ghi như các nốt nhạc bình thường. Và người chơi cần phân phối thời gian để các âm có thể đều hoặc không đều nhau. Độ cao của âm nhấn luyến lên hay nhấn luyến xuống có thể trong vòng quãng 4 nếu là khoảng âm thấp hoặc quãng 2, quãng 3 thứ ở những âm cao, không nên sử dụng liên tiếp nhiều âm nhấn luyến.
- Ngón nhún: đây là cách nhấn liên tục trên một dây bất kỳ, làm cho âm thanh cao lên không quá một cung liền bậc. Ngón tay nhún tạo thành những làn sóng có giao động lớn hơn ở ngón rung và làm cho âm thanh mềm mại, tình cảm, sâu lắng hơn.
- Ngón vỗ: dùng hai hoặc ba đầu ngón tay (ngón trỏ, giữa, áp út) vỗ lên một dây nào đó phía bên trái nhạn đàn vừa được gảy. Sau đó nhấc ngay các ngón tay lên làm âm thanh cao lên đột ngột từ nửa cung đến một cung. Có hai loại vỗ:
  + Vỗ đồng thời: là cùng lúc tay phải gảy dây, tay trái vỗ. Kỹ thuật này làm một âm phụ cao hơn nửa cung hoặc 1 cung luyến nhanh ngay xuống âm chính (âm phụ do ngón tay trái vỗ tạo nên).
  + Vỗ sau: là tay phải gảy dây xong thì tay trái mới vỗ lên dây. Ta sẽ nghe được 3 âm luyến: âm thứ nhất do tay phải gảy lên dây, âm thứ hai do ngón vỗ tạo nên (âm này cao hơn âm thứ nhất khoảng nửa cung hoặc 1 cung) và âm thứ ba do ngón tay vỗ xong nhấc lên ngay (dây đàn được trở lại trạng thái cũ, âm thanh còn lại vang lên theo độ căng của dây đó lúc đầu)
- Ngón vuốt: đây là kỹ thuật dùng tay phải gảy đàn, tiếp theo dùng hai, ba ngón tay trái vuốt lên dây đàn đó từ nhạn đàn ra trục dây hay ngược lại, làm tăng sức căng của dây một cách đều đều, liên tục. Ta sẽ thấy âm thanh được nâng cao dần lên trong phạm vi 1/2 cung đến 1 cung.
- Ngón gảy tay trái: ngón tay trái có thể gảy dây trong phạm vi phía bên tay phải hàng nhạn đàn. Tuy nhiên, tay trái không đeo móng gảy nên khi gảy âm thanh nghe êm hơn nhưng lại không vang bằng âm thanh tay phải gảy. Người chơi có thể gảy bằng hai tay để tạo chồng âm nhưng thường là tay trái gảy những âm rãi trong khi tay phải sử dụng ngón vê hoặc đang nghỉ.
- Ngón bịt: là vừa sử dụng ngón tay phải gảy dây, vừa dùng đầu ngón tay trái đặt nhẹ trên dây đàn hoặc chặn tay trái lên đầu nhạn đàn nếu là gảy một nốt nhạc. Nếu bạn định gảy hẳn một đoạn nhạc với toàn âm bịt thì nên sử dụng cạnh bàn tay phải chặn nhẹ lên cầu đàn, dùng tay trái gảy thay tay phải. Âm thanh ngón bịt không vang mà mờ đục, gây ấn tượng tương phản với một đoạn nhạc đánh bình thường.
- Âm bồi: sử dụng ngón tay trái chặn vào đoạn dây thích hợp kể từ đầu đàn trong khi tay phải gảy dây đó. Âm bồi Ðàn Tranh nghe đẹp hơn hẳn so với nhiều loại đàn dây gảy khác
 
 
 
Cô Ths Huỳnh Thanh Trúc trong buổi biểu diễn báo cáo tốt nghiệp Cao Học

HỌC ĐÀN TRANH TẠI KHÁT VỌNG MUSIC QUẬN THỦ ĐỨC

Khát Vọng Music chiêu sinh thường xuyên các lớp học đàn Tranh vào buổi sáng, trưa, chiều, tối tất cả các ngày trong tuần

- Độ tuổi: từ 6 tuổi trở lên, thanh thiếu niên, người lớn không hạn chế độ tuổi.
- Hình thức lớp học: 1 thầy 1 trò hoặc lớp học theo nhóm.
- Học phí:

 

+ LỚP CÁ NHÂN:
( đối với lớp cá nhân; 1 buổi học 60 phút )

- Khoá 8 buổi: 2.800.000 VNĐ
- Khoá 24 buổi: 8.000.000 VNĐ


GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH BỘ MÔN ĐÀN TRANH TẠI KHÁT VỌNG MUSIC

Cô Ths Thanh Trúc tốt nghiệp thạc sĩ Nghệ Thuật tại Nhạc Viện Thành Phố Hồ Chí Minh. Cô là giảng viên bộ môn Đàn Tranh. Cô hiện là giảng viên tại khoa Âm Nhạc Truyền Thống Đại Học FPT. Cô Trúc có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và tham gia biểu diễn nhiều chương trình âm nhạc truyền thống trong nước và ngoài nước.

 

Cô Trúc dạy đàn tranh - Khát Vọng Music


Cô Huỳnh Thanh Trúc


CHƯƠNG TRÌNH CỦA KHOÁ HỌC ĐÀN TRANH KHÁT VỌNG MUSIC

- Nắm rõ các nhạc lý căn bản của đàn Tranh và chức năng từng bộ phận của đàn.
- Tư thế ngồi đàn và gẩy đàn: tư thế ngồi, cách sử dụng móng gảy, các vị trí gảy đàn
- Các kỹ thuật tay phải
- Các kỹ thuật tay trái
- Luyện tập áp dụng các bài tập kỷ thuật đàn Tranh vào tác phẩm từ dễ đến khó
- Khát Vọng Music còn luyện thi chứng chỉ Nhạc Viện cho học viên học đàn Tranh có nhu cầu
.


QUYỀN LỢI CỦA HỌC VIÊN THAM GIA KHOÁ HỌC ĐÀN TRANH TẠI KHÁT VỌNG MUSIC

- Được học thử đàn tranh một buổi miễn phí
- Được học với giáo trình và phương pháp chuẩn Nhạc Viện.
- Được đăng ký các giờ học linh động, được bảo lưu, học bù các buổi vắng ( lưu ý: học viên báo trước trung tâm từ 4 tiếng để trung tâm bảo lưu và sắp xếp học bù )
- Được tham gia các buổi biểu diễn, giao lưu sinh hoạt
- Được ưu đãi khi mua các sản phẩm nhạc cụ tại Khát Vọng Music Center
- Đặc biệt được tham gia các khóa học nâng cao với học phí không thay đổi.


KHÁT VỌNG MUSIC

KHÁT VỌNG MUSIC là nơi đào tạo âm nhạc truyền thống tại TPHCM với các bộ môn âm nhạc: Đàn Tranh, Đàn Tỳ Bà, Đàn Bầu, Đàn Nhị, Đàn Nguyệt, Sáo Trúc...

 

cấu tạo đàn tranh

 

Các bộ môn nhạc cụ hiện đại: Piano, Organ, Trống, Guitar, Ukulele, Violin, Viola, Cello, ContraBass, Cajon, Saxsophone, Flute

 

Thế mạnh của chúng tôi: Cùng đội ngũ giảng viên, thạc sĩ tốt nghiệp nhạc viện TPHCM kết hợp với phương pháp học tập hiệu quả, tương tác trực tiếp với giáo viên, ngay khi đánh sai hay nhầm lẫn ở một lỗi, giáo viên sẽ bên cạnh chỉnh sửa nhanh nhất có thể. Tham khảo chi tiết về đội ngũ Giảng Viên Khát Vọng Music

Ngoài đào tạo Khát Vọng Music có luyện thi các chứng chỉ: ABRSM, LCM, Chứng chỉ nhạc viện TPHCM
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Tư vấn trực tiếp các khoá học: 0977 902 920 ( thầy Duy Linh )
Mail: duylinhorg@gmail.com
Hotline: 093 853 8232
Fanpage: Khát Vọng Music
Website: khatvongmusic.vn
Instagram: Khát Vọng Music School
Youtube: Khát Vọng Music
Tiktok: Khát Vọng Music School

Trung tâm 1: 16A Phạm Văn Đồng, P. Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức ( gần Gigal Mall )
Trung tâm 2: Số 20, đường số 3, khu dân cư Hồng Long, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức

Trung tâm 3: số 52 Trương Thị Hoa, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12 ( gần Mega)

 

Khát Vọng Music banner

Đang xem: KHOÁ HỌC ĐÀN TRANH TẠI THỦ ĐỨC - KHÁT VỌNG MUSIC

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng