KHOÁ HỌC ĐÀN NGUYỆT TẠI QUẬN THỦ ĐỨC - KHÁT VỌNG MUSIC

KHOÁ HỌC ĐÀN NGUYỆT TẠI QUẬN THỦ ĐỨC - KHÁT VỌNG MUSIC

KHÁT VỌNG MUSIC là nơi đào tạo và giảng dạy bộ môn đàn Nguyệt ( đàn kìm ) và các bộ môn nhạc cụ dân tộc như: Đàn Tỳ Bà, Sáo Trúc, Đàn Bầu, Đàn Nhị, Đàn Tranh uy tín tại TPHCM

GIỚI THIỆU VỀ ĐÀN NGUYỆT

Đàn Nguyệt có hai dây, thuộc bộ dây chi gảy của dân tộc Việt. Ngoài tên gọi này đàn Nguyệt còn có các tên gọi khác là đàn Kìm, Quân Tử Cầm, Vọng Nguyệt Cầm. Sở dĩ nó có tên gọi là đàn Nguyệt vì có mặt đàn hình tròn như mặt trăng.
Đàn nguyệt có âm thanh rộn ràng, tươi sáng, diễn đạt đa dạng cảm xúc trong âm nhạc, là một trong những nhạc cụ quan trọng trong dàn nhạc dân tộc bên cạnh đàn Tranh, Bầu, Nhị. Đàn nguyệt xuất hiện trong nền âm nhạc Việt Nam từ thế kỷ XI, cho tới nay nó vẫn giữ một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt âm nhạc của người Việt. 
 

 

Đàn Nguyệt có các bộ phận chính sau:
- Bầu Vang: Bộ phận hình tròn ống dẹt, đường kính mặt bầu 30cm, thành bầu 6cm. Nền mặt bầu vang có bộ phận nằm phía dưới gọi là ngựa đàn (cái thú) dùng để mắc dây. Bầu vang không có lỗ thoát âm.
- Cần đàn (hay dọc đàn): Làm bằng gỗ cứng, dài thon mảnh, bên trên gắn 8-11 phím đàn, trước đây chỉ gắn 8 phím (nay những người chơi nhạc tài tử Nam Bộ vẫn thường dùng đàn 8 phím). Những phím này khá cao, nằm cách xa nhau và khoảng cách không đồng đều nhau.
Đầu đàn: Hình lá đề, gắn phía trên cần đàn, nó có 4 hốc luồn dây và 4 trục dây mỗi bên 2 trục.
- Dây đàn: Có 2 dây, trước đây làm bằng dây tơ, ngày nay thường làm bằng dây nilon. Tuy có 4 trục đàn nhưng người ta chỉ mắc 2 dây (một dây to và một dây nhỏ), cách lên dây thay đổi tuỳ theo người sử dụng.

Đàn nguyệt có nhiều kiểu lên dây khác nhau, tuỳ theo yêu cầu của tính chất âm nhạc mà quyết định kiểu lên dây nào thích hợp. Có 3 kiểu lên dây chính :

- Dây Bắc: Dây trầm cách dây cao một quãng 5 đúng (Fà-Đô). Dây bắc thích hợp với âm nhạc vui tươi, hùng tráng.

- Dây Oán: Dây trầm cách dây cao một quãng 6 đúng (Mì-Đô). Dây oán thích hợp với âm nhạc nghiêm trang, sâu lắng.

- Dây Tố Lan: Dây trầm cách dây cao một quãng 7 thứ (Rề-Đô). Dây tố lan thích hợp với âm nhạc dịu dàng, mềm mại.

 

 

Thầy Thạc sĩ Châu Minh Tâm cùng những nghệ sĩ dòng nhạc dân gian trong một buổi biểu diễn


KỸ THUẬT CHƠI ĐÀN NGUYỆT

Kỹ thuật tay phải

Ngón phi: ngón phi là lối đánh cổ truyền, nghệ nhân không sử dụng miếng gảy mà sử dụng các ngón tay của bàn tay mặt, hiệu quả của ngón phi gần như ngón vê, có hai lối phi:
 + Phi xuống: là lối phi cổ truyền thường đánh trên một dây hoặc hai dây, phi xuống là vẩy nhanh các ngón tay, bắt đầu từ ngón út hoặc ngón trỏ rồi lần lượt đến các ngón tay kế tiếp.
 + Phi lên: thường đánh trên một dây, bắt đầu từ ngón tay út rồi lần lượt đến các ngón kế tiếp hất vào dây đàn. Thông thường ngón phi sử dụng 4 ngón tay của bàn tay mặt, ngón tay cái không sử dụng, nếu nghệ nhân cầm miếng gảy bằng ngón cái và ngón trỏ, thì trong kỹ thuật phi chỉ sử dụng 3 ngón tay còn lại. Trong trường hợp nét nhạc ở cao trào, để thay đổi sắc thái âm thanh có thể sử dụng ngón phi.

- Ngón vê: gón cái và ngón trỏ tay phải cầm móng gẩy, các ngón khác khum tròn, cổ tay kết hợp với ngón tay điều khiển móng gẩy đánh xuống, hất lên đều đặn, liên tục trên dây đàn. Khi vê, đầu móng gẩy không nên đặt quá sâu xuống dây đàn vì như vậy sẽ làm dây đàn đứt quãng không vê được nhanh, cũng không nên để móng gẩy quá hờ trên dây tiếng đàn phát ra sẽ yếu không vang. Mặt phẳng của móng gẩy phải để thẳng góc với dây đàn, như vậy mới dễ vê mà không tạo ra tiếng rè tạp âm. Động tác vê phải mềm mại, dùng cổ tay phối hợp với ngón tay lắc nhẹ tạo ra tiếng đàn thật đều đặn, êm ái. Những nốt cần vê thường là những nốt có độ dài nửa phách trở lên nếu bài ở tốc độ vừa phải, nốt có độ dài một phách trở lên nếu bài ở tốc độ nhanh.

- Ngón gõ : Sử dụng các ngón tay phải gõ vào mặt đàn, thường được sử dụng trong lúc tất cả các nhạc khí đều nghỉ (dấu lặng) hoặc báo hiệu cho hát, cho hòa tấu hoặc điểm giữa các câu nhạc hay đoạn nhạc. Ký hiệu ngón gõ được các vạch chéo (như dấu nhân).

- Ngón bịt: Ngón bịt làm cho âm thanh vừa vang lên liền tắt một cách đột ngột tạo thay sự thay đổi màu âm, ngón bịt diễn tả sự u buồn, nghẹn ngào hoặc để chấm dứt một đoạn nhạc. Nếu sử dụng liên tiếp ngón bịt lại tạo hiệu quả khác: biểu lộ sự cứng rắn, dứt khoát. Có hai cách thể hiện

  + Sử dụng bàn tay hoặc ngón tay vừa gảy chặn ngay dây đàn.

  + Sử dụng bàn tay, ở ngang thân ngón út chặn ngang ngựa đàn tạo ra một âm tối, đục tương tự như sử dụng hãm tiếng (Sourdine). Ký hiệu ngón bịt được ghi một chấm nhỏ ngay trên nốt nhạc chỉ âm bịt.

 

Kỹ thuật tay trái 

 Ðàn Nguyệt có tám thế bấm, các ngón được ký hiệu như sau: ngón trỏ (số 1), ngón giữa (số 2), ngón áp út (số 3) và ngón út (số 4); trong mỗi thế bấm có thể dùng 3 ngón tay (1, 2, 3) để bấm và cả ngón số 4 nữa. Mỗi nốt có thể bấm bằng một ngón, tuy nhiên khoảng cách giữa mỗi phím Ðàn Nguyệt hơi rộng ở đầu đàn nên có thể sử dụng cả hai ngón bấm trên một phím khi thể hiện các kỹ thuật nhấn, nhấn luyến. Khi bấm đàn, ngón tay trái luôn thẳng góc với dây đàn, bấm đầu ngón tay và không gãy ngón.

- Ngón rung: Là ngón tạo độ ngân dài của tiếng đàn và làm tiếng đàn mềm đi ở những âm cao, âm thanh đỡ khô khan, tình cảm hơn. Dây buông cũng rung được bằng cách nhấn nhẹ ở đoạn dây sát dưới trục dây (giữa trục dây và sơn khẩu : sơn khẩu là hàng răng để dây đàn chạy luồn qua, đặt ngay ở đầu cần đàn). Ngón rung có thể ghi trên nốt nhạc hoặc không ghi tùy theo sự diễn tấu của nghệ sĩ.

- Ngón nhấn: Ngón nhấn là bấm và ấn mạnh trên dây đàn làm cho tiếng đàn cao lên, có nhiều cách thực hiện ngón nhấn

  + Các âm không có trong hệ thống cung phím của Ðàn Nguyệt: muốn có âm đó, nghệ sĩ phải mượn cung phím có âm thấp hơn âm định đánh, nhấn mạnh ngón tay vào cung phím đó làm dây đàn căng lên một độ nhất định, khi tay phải gảy âm muốn có đó. Cung phím ấy gọi là cung mượn.

  + Các âm có sẵn trong hệ thống cung phím: để phát huy hiệu quả diễn tấu nghệ sĩ không bấm vào cung phím chính mà bấm vào cung phím thấp hơn, nhấn lên rồi mới gảy.

- Ngón nhấn luyến: là ngón độc đáo của Ðàn Nguyệt nên được sử dụng nhiều, Ðàn Nguyệt với phím đàn cao, phím này cách phím kia xa, dây đàn bằng nylông mềm mại và chùng nên dễ dàng sử dụng ngón nhấn luyến. Ngón nhấn luyến tạo cho hai âm nối liền nhau, luyến với nhau nghe mềm mại như tiếng nói với nhiều thanh điệu, tình cảm. Khi đánh ngón nhấn luyến tay phải chỉ gảy một lần, ký hiệu ngón nhấn luyến là mũi tên đi vòng lên hay vòng xuống đặt từ nốt nhấn đến nốt được nhấn tới. Có hai cách nhấn luyến

  + Nhấn luyến lên: nghệ sĩ bấm một cung phím nào đó, tay phải gảy dây, tiếng đàn ngân lên, ngón tay trái đang bấm cung phím đó lại nhấn xuống cho dây đàn căng lên nhiều hay ít tùy theo ý muốn của nghệ sĩ. Ngón nhấn luyến lên có thể trong vòng từ quãng hai đến quãng bốn. Ðối với những âm ở dưới cần đàn xa đầu đàn quãng âm nhấn luyến càng hẹp hơn.

  + Nhấn luyến xuống: nghệ sĩ bấm và nhấn dây ở một phím nào đó rồi mới gảy, vừa gảy ngón tay nới dần ra nhưng không nhấc khỏi cung phím để sau khi nghe âm thứ nhất, còn nghe được âm thanh thứ hai thấp hơn âm thứ nhất. Âm thứ hai không do gảy mà do bấm nhấn luyến xuống, đối với âm luyến lên và âm luyến xuống không nên sử dụng liên tục với nhau vì khó đánh chuẩn xác.

- Ngón nhún: Đây là cách nhấn liên tục trên một cung phím nào đó, nhấn nhiều hay ít, nhanh hoặc chậm tùy theo tính chất tình cảm của đoạn nhạc. Nhấn dài hay ngắn tùy theo trường độ của nốt nhạc, nốt nhấn láy làm cho âm thanh cao lên không quá một cung liền bậc (điệu thức ngũ cung) rồi trở lại độ cao cũ nghe như làn sóng. Ký hiệu nốt nhún chữ M hoa trên chùm vòng cung đặt trên nốt nhạc. Ngón nhún là kỹ thuật thường sử dụng ở Ðàn Nguyệt, ngón nhún làm cho âm thanh mềm hơn, tình cảm hơn. Ở những âm cao tiếng Ðàn Nguyệt hơi đanh, khô nên cần sử dụng kỹ thuật ngón nhún cho những nốt có trường độ vừa phải, không ngân dài, chỉ nên từ một đến hai phách với tốc độ vừa phải.

- Ngón vỗ: Thường dùng ngón 1 bấm cung phím, tay phải gảy đàn, khi âm thanh vừa phát lên sử dụng ngón 2 hoặc cả hai ngón 2 và ngón 3 vỗ vào dây trên cùng một cung phím liền bậc ngay ở dưới cần đàn, âm mới sẽ cao hơn âm chính một cung liền bậc (điệu thức ngũ cung). Âm thanh ngón láy nghe gần như tiếng nấc, diễn tả tình cảm xao xuyến. Ký hiệu ngón láy chữ “M” đặt trên nốt nhạc.

- Ngón chụp: Tay trái ngón 1 bấm vào một cung phím, tay phải gảy dây, khi âm thanh vừa phát ra, ngón 2 hoặc 3 bấm mạnh vào cung phím khác (thường là liền bậc cao) âm thanh từ cung phím này vang lên mà không phải gảy đàn. Âm luyến nghe được do một phần của dây đàn còn chấn động, một phần do ngón tay mổ vào cung phím tạo thêm chấn động. Âm luyến nghe yếu nhưng mềm mại, ở những thế bấm cao âm luyến nghe kém vang nên ít được sử dụng. Ký hiệu ngón chụp dùng dấu luyến giữa các nốt nhạc.

- Ngón láy rền: Là tăng cường động tác của ngón láy cho nhanh và nhiều hơn với sự phối hợp vê dây của tay phải. Ký hiệu ngón láy rền sử dụng chữ tắt của trille và hai gạch chéo ở trên hoặc ở dưới nốt nhạc (nếu là nốt tròn) hay trên đuôi nốt nhạc.

- Ngón giật: Ngón giật là cách nhấn trên dây như ngón nhấn luyến nhưng tính chất âm thanh khác: âm được nhấn tới vừa vang lên liền bị tắt ngay một cách đột ngột, âm thanh tiếng giật nghe như tiếng nấc, diễn tả tình cảm day dứt, thương nhớ. Ký hiệu là dùng ký hiệu của ngón nhấn luyến nhưng nốt nhạc sau phải viết nhỏ và có gạch chéo trên đuôi.

  + Ngón tay trái bấm lên một cung phím, tay phải gảy dây, sau khi phát ra một âm ngón bấm tay trái nhấn mạnh đột ngột làm âm thanh cao lên một độ nào đó.

  +Làm như trên, nhưng sau khi ngón tay trái bấm rồi lại nới ra ngay làm cho âm thanh trở lại như cũ.

- Ngón vuốt: Ngón vuốt là dùng ngón tay trái vuốt đi lên hay đi xuống theo chiều dọc của dây trong khi tay phải chỉ gảy một lần hay kết hợp với ngón vê hay ngón phi. Ký hiệu của ngón vuốt là dấu gạch nối giữa các nốt nhạc. Có 3 loại vuốt

  + Vuốt lên: vuốt từ âm thấp lên âm cao.

  + Vuốt xuống: vuốt từ âm cao xuống một âm thấp.

  + Vuốt tự do: có 2 cách, cách 1: vuốt từ một âm chỉ định lên bất cứ âm nào (thường không quá quãng 5), cách 2: vuốt từ một âm chỉ định xuống bất cứ âm nào (thường chỉ nên vuốt xuống quãng 4)

Vuốt lên âm thanh nghe rõ hơn vuốt xuống, vuốt nhanh âm thanh nghe rõ hơn vuốt chậm

- Ngón bật dây: Tay trái, ngón trỏ hay ngón giữa bấm vào một cung phím nào đó, kế tiếp dùng tay khác gảy vào dây ở ngay dưới ngón tay đang bấm để phát ra âm thanh.

  + Bật dây buông: sử dụng bất cứ ngón tay trái nào bật một trong hai dây buông, hay cả hai dây một lúc, ngón bật dây chỉ nên viết trong trường hợp độc tấu, không nên đưa vào bài nhạc có tốc độ nhanh hoặc nốt nhạc ở phách mạnh.

  + Âm bồi: có thể đánh trên tất cả các dây nhưng chỉ nên đánh trong khoảng âm giữa, âm dưới và nên đánh những âm bồi quãng tám. Cách đánh là sử dụng ngón tay trái chặn vào đoạn dây thích hợp kể từ đầu đàn trong khi tay phải gảy dây đó.


VỊ TRÍ ĐÀN NGUYỆT TRONG CÁC DÀN NHẠC

Ở Miền Bắc Ðàn Nguyệt được sử dụng trong Hát Chèo, Hát Chầu Văn, miền Trung Ðàn Nguyệt gắn bó với Ca Huế và ở miền Nam Ðàn Nguyệt thường gọi là Ðàn Kìm sử dụng trong các dàn nhạc Tài Tử và Cải Lương. Ðàn Nguyệt còn tham gia nhiều Dàn nhạc Dân tộc khác như: Dàn nhạc Bát âm, Dàn nhạc Lễ... khi đệm cho Hát Chầu Văn chỉ cần một cây Ðàn Nguyệt cùng với hai nhạc khí gõ...

 

 

Buổi biểu diễn báo cáo tốt nghiệp Thạc sĩ của giảng viên phụ trách bộ môn đàn Nguyệt: Ths Châu Minh Tâm


HỌC ĐÀN NGUYỆT TẠI KHÁT VỌNG MUSIC QUẬN THỦ ĐỨC

Khát Vọng Music chiêu sinh thường xuyên các lớp học nhạc cụ dân tộc, đặc biệt là khoá học đàn Nguyệt vào buổi sáng, trưa, chiều, tối tất cả các ngày trong tuần
 

 

- Độ tuổi: từ 6 tuổi trở lên, thanh thiếu niên, người lớn không hạn chế độ tuổi.
- Hình thức lớp học: 1 thầy 1 trò hoặc lớp học theo nhóm.
- Học phí:

+ LỚP NHÓM
( 2-3 học viên; 1 buổi học 60 phút )

- Khoá 8 buổi: 1.600.000
- Khoá 24 buổi: 4.500.000

 

+ LỚP CÁ NHÂN:
( đối với lớp cá nhân; 1 buổi học 60 phút )

- Khoá 8 buổi: 2.800.000
- Khoá 24 buổi: 8.000.000


GIẢNG VIÊN PHỤ TRÁCH BỘ MÔN ĐÀN NGUYỆT TẠI KHÁT VỌNG MUSIC

Thầy Ths CHÂU MINH TÂM

Thầy Châu Minh Tâm tốt nghiêp thạc sĩ Nghệ Thuật và đang giảng dạy chuyên ngành Đàn Nguyệt và Guitar phím lõm tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh. Thầy Châu Minh Tâm thường xuyên tham gia biểu diễn nhiều chương trình âm nhạc truyền thống trong nước và ngoài nước.

Tìm hiểu về giảng viên bộ môn tại Khát Vọng Music tại đây

 

Cô Hoàng My - giảng viên Piano


CHƯƠNG TRÌNH CỦA KHOÁ HỌC ĐÀN NGUYỆT

- Nắm rõ các nhạc lý căn bản của đàn Nguyệt và chức năng từng bộ phận của đàn.
- Tư thế cầm đàn và gẩy đàn: tư thế ngồi, tư thế đứng, cách cầm móng gảy, các vị trí gảy đàn, cách cầm đàn và bấm dây trên cung đàn.
- Các kỹ thuật tay phải
- Các kỹ thuật tay trái
- Luyện tập áp dụng các bài tập kỷ thuật đàn Nguyệt vào tác phẩm từ dễ đến khó
 
 
Thầy Ths Châu Minh Tâm tham dự hội diễn Tiếng Hát Miền Đông lần thứ XX  
 

QUYỀN LỢI CỦA HỌC VIÊN THAM GIA KHOÁ HỌC ĐÀN NGUYỆT TẠI KHÁT VỌNG MUSIC

- Được học thử một buổi miễn phí
- Được học với giáo trình và phương pháp chuẩn Nhạc Viện.
- Được đăng ký các giờ học linh động, được bảo lưu, học bù các buổi vắng ( lưu ý: học viên báo trước trung tâm từ 4 tiếng để trung tâm bảo lưu và sắp xếp học bù )
- Được tham gia các buổi biểu diễn, giao lưu sinh hoạt
- Được ưu đãi khi mua các sản phẩm nhạc cụ tại Khát Vọng Music Center
- Đặc biệt được tham gia các khóa học nâng cao với học phí không thay đổi.


KHÁT VỌNG MUSIC

KHÁT VỌNG MUSIC là nơi đào tạo và giảng dạy bộ môn đàn Nguyệt ( đàn kìm ) và các bộ môn nhạc cụ dân tộc như: Đàn Tỳ Bà, Sáo Trúc, Đàn Bầu, Đàn Nhị, Đàn Tranh uy tín tại TPHCM

Ngoài ra còn có các bộ môn nhạc cụ hiện đại như: Piano, Guitar. Trống, Violin, Electone, Organ, Viola, Cello, Cajon, Thanh nhạc tốt nhất tại TPHCM

 

 

Thế mạnh của chúng tôi: Cùng đội ngũ giảng viên, thạc sĩ tốt nghiệp nhạc viện TPHCM kết hợp với phương pháp học tập hiệu quả, tương tác trực tiếp với giáo viên, ngay khi đánh sai hay nhầm lẫn ở một lỗi, giáo viên sẽ bên cạnh chỉnh sửa nhanh nhất có thể. Tìm hiểu về đội ngũ Giảng Viên Khát Vọng Music

Ngoài đào tạo Khát Vọng Music có luyện thi các chứng chỉ: ABRSM, LCM, Chứng chỉ nhạc viện TPHCM
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Tư vấn trực tiếp các khoá học: 0977 902 920 ( thầy Duy Linh )
Mail: duylinhorg@gmail.com
Hotline: 093 853 8232
Fanpage: Khát Vọng Music
Website: khatvongmusic.vn
Instagram: Khát Vọng Music School
Youtube: Khát Vọng Music
Tiktok: Khát Vọng Music School

Trung tâm 1: 16A Phạm Văn Đồng, P. Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức ( gần Gigal Mall )
Trung tâm 2: Số 20, đường số 3, khu dân cư Hồng Long, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức

Trung tâm 3: số 52 Trương Thị Hoa, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12 ( gần Mega)

 

Khát Vọng Music banner

 

Đang xem: KHOÁ HỌC ĐÀN NGUYỆT TẠI QUẬN THỦ ĐỨC - KHÁT VỌNG MUSIC

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng